Rủi ro tín dụng là gì và lí do tại sao cần thẩm định kỹ một bộ hồ sơ vay vốn?

Ngày đăng: 13-06-2021
Để kiểm soát rủi ro tín dụng nên các ngân hàng đưa ra các quy trình, thủ tục, xét duyệt một khoản vay để đảm bảo cho vay được khách hàng tốt, sử dụng vốn đúng mục đích.

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG VAY VỐN

VAY247.org - Rủi ro tín dụng là khái niệm rất được quan tâm tại các ngân hàng trên thị trường hiện nay. Xét ở một góc độ nào đó thì rủi ro tín dụng chính là điều kiện không thu hồi được khoản cho vay, đó chính là khả năng không chi trả được nợ của người dân đi vay đối với người cho vay lúc đến kì đóng tiền, dẫn tới các khoản vay bị quá hạn. Rủi ro tín dụng cũng là bao gồm các rủi ro về pháp lý, lừa đảo khiến cho nhà băng không thu được đầy đủ vốn cho vay. Bất cứ một khoản vay nào được giải ngân thì các ngân hàng thương mại đều phải đối mặt với các rủi ro tín dụng có thể phát sinh hay nói một cách khác là rủi ro tín dụng luôn song hành cùng với quá trình cho vay tại các tổ chức tín dụng.

 

Rủi ro tín dụng là gì?

 

Tìm hiểu Rủi ro tín dụng là gì?

 

Tại sao các ngân hàng lại cần thẩm định kỹ một bộ hồ sơ vay vốn?

Công tác đánh giá rủi ro tín dụng trước khi cho vay vốn được các ngân hàng coi là khâu rất quan trọng. Đây là công việc thuộc về các cán bộ phân tích, thẩm định và kiểm toán nội bộ. Một món vay được coi là có mức độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan cần xét tới.

 

1. Các yếu tố khách quan trong rủi ro tín dụng:

Đây được coi là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của mục đích sử dụng vốn vay. Nếu mục đích vay vốn được coi là có tính khả thi, hợp lý, hợp lệ, phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng thì khoản vay sẽ có rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố khách quan trong rủi ro tín dụng thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Môi trường kinh tế: Môi trường tài chính sẽ có ảnh hưởng tới khoản tín dụng được cấp do ảnh hưởng của tình hình thị trường, các đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng sinh lời, vòng quay vốn, xu hướng của thị trường, yếu tố độc quyền, …
  • Tình hình thị trường: Nếu thị trường thuận lợi, mục đích vay hợp lý thì khoản vay có khả năng thành công cao và ngược lại. Nếu phương án vay không hợp lý trong điều kiện thị trường bất lợi thì chắc chắn món vay sẽ gặp khó khăn, không có tính khả thi.
  • Môi trường pháp lý: tính pháp lý đầy đủ của hoạt động kinh doanh cũng là một yếu tố cần quan tâm vào lúc đánh giá mục đích vay vốn.

 

2. Các yếu tố chủ quan trong rủi ro tín dụng:

Những yếu tố chủ quan ở đây được hiểu là tính tin cậy của khách hàng, thường là khả năng trả nợ của họ đến thời điểm thanh toán. Yếu tố này phụ thuộc vào khả năng tài chính thực sự của người vay, có thể đánh giá dựa theo các yếu tố như sau:

  • Mức thu nhập của người vay hoặc lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Các khoản tín dụng hiện tại khách hàng đang tham gia và lịch sử tín dụng. Nếu khách hàng vay đang có quá nhiều các gói vay hoặc trong lịch sử đã từng quá hạn một số lần thì tính tin cậy sẽ thấp hơn, và việc cho vay vốn tín dụng sẽ có nguy cơ rủi ro cao.
  • Tiềm lực kinh tế hoặc tài sản tích lũy của bên vay: nếu bên vay có tiềm lực kinh tế tốt, còn tài sản tích lũy nhiều, chẳng hạn như mức vốn sẵn có, công nợ phải thu, tài sản bảo đảm, hàng tồn kho nhiều, … Trong tiềm lực kinh tế thì tỷ lệ giữa tổng số vốn vay trên tổng tài sản của cá nhân/doanh nghiệp được tính đến, nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
  • Tính thanh khoản của tài sản thế chấp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Ví dụ như các khoản cho vay mua xe thế chấp bằng xe được ưu tiên xét duyệt hơn do tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao.

 

Một số rủi ro tín dụng thường gặp

 

Một số rủi ro tín dụng thường gặp

 

 

Một số rủi ro tín dụng chúng ta thường gặp hiện nay

VAY247.org - Trong quá trình cho vay chắc chắn không bao giờ tránh khỏi các rủi ro phát sinh, quá trình thẩm định cũng chỉ giúp hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Một số rủi ro tín dụng mà chúng ta thường hay gặp hiện nay:

  • Quy trình cho vay có thể phát sinh sai sót khiến hồ sơ vay vốn không hợp lệ.
  • Tài sản thế chấp nằm trong khu vực quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tài sản có tranh chấp, tài sản không hợp lệ, hợp pháp, …
  • Sau khi giải ngân thì khách hàng không có khả năng trả nợ để thanh toán các gói vay đến hạn, dẫn tới phát sinh nợ quá hạn căn cứ theo CIC.
  • Tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản vay được xác định giá quá cao khiến cho giá trị thực tế có thể thấp hơn giá trị khoản vay.
  • Có sự thông đồng làm sai lệch hồ sơ để trục lợi.
  • Hồ sơ khoản vay bị thất lạc, rủi ro mất giấy tờ, mất tài sản lưu trữ trong kho.   

 

Phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay luôn là một vấn đề có tính hiện hữu, thường xuyên. Do vậy các ngân hàng đều tập trung tìm cách kiểm soát được vấn đề này trong quy trình cho vay tiền của bất cứ đơn vị cho vay nào. Các công tác, quy chế cho vay, quy chế phê duyệt, điều kiện vay nhận tài sản, khâu thẩm định món vay, định giá tài sản bảo đảm, … xét cho cùng đều hướng tới việc kiểm soát thiệt hại tín dụng, để đảm bảo cho vay được an toàn, ngân hàng sẽ thu hồi được vốn. Khoản tín dụng được cấp cho đúng người đúng việc. Điều đó giải thích lý do có nhiều hồ sơ rất dễ dàng được duyệt vay, trong khi có những trường hợp không thể vay được tại bất cứ một ngân hàng nào.

 

►Tìm hiểu thêm: Đáo hạn ngân hàng giải chấp khoản vay là gì?  

 

 


Bạn hãy đánh giá mà bạn biết về sản phẩm này
Tên bạn:


Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!

Đánh giá: Kém            Tốt

Nhập mã số xác nhận bên dưới:

Nội dung liên quan (4)